WeFlow là kết quả của việc ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau sau quá trình học hỏi không ngừng.

Từ phương pháp NDT/Bobath, chúng tôi học được rằng nếu không có sự kiểm soát thích hợp ở trục lõi (sự ổn định vùng thân) thì cơ thể có xu hướng “bù trừ” xa (dùng các chi). Nếu thiếu sự kích hoạt thích hợp vào hệ thống kiểm soát tư thế sâu thì hiệu suất chức năng sẽ bị hạn chế.

Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình cử động bình thường, phương pháp này mang lại kết quả tuyệt vời với các trường hợp bại não nhẹ (mức độ I, II và III trong GMFCS) nhưng như kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, việc kích hoạt lõi/thân và tạo điều kiện cho cử động bình thường là không đủ đối với các trường hợp nặng, vì hầu hết thời gian kiểm soát tự ý bị hạn chế và kết quả cải thiện sau tập không duy trì lâu (điều này đã được công nhận mức GMFCS III, IV và V)

Khái niệm về Fascia và vai trò của nó trong việc nâng đỡ các cấu trúc cơ thể giúp chúng ta hiểu được lý do xảy ra tình trạng “sụp vòm” và biến dạng thường gặp ở các trường hợp Trẻ Bại não nặng. Tìm hiểu về Fascia sẽ biết mô hình Biotensegrity để biết rằng: Cơ thể chúng ta không được chế tác như đóng một cái bàn (chân ghế và mặt bàn sẽ được gắn vào nhau thông qua đinh ốc). Các xương trong cơ thế của chúng ta không hề chạm trực tiếp vào nhau. Vậy nên, việc cho rằng vẹo cột sống, sai tư thế, co rút hay lệch khớp háng là do hệ thống cơ xương khớp, có vẻ là một sự đổ trách nhiệm và không còn đúng nữa. Bằng cách hiểu về cấu trúc tensegrity, phân tích ở mức sâu và tăng các biến số khi xem xet chương trình can thiệp, sẽ giúp ta nhận định bao quát hơn về cùng một vấn đề của cơ thể.

Mô hình này cũng hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc nắn chỉnh mô xương (osteopathic), trong đó “cấu trúc và chức năng có liên quan qua lại với nhau và những thay đổi được áp dụng ở một khu vực này cũng sẽ có ảnh hưởng đến những khu vực khác”. Với WeFlow, giải quyết hệ thống Fascia trở thành mục tiêu của phương pháp điều trị & chương trình can thiệp được thực hiện bởi cả hai phía, chuyên gia đánh giá và phụ huynh thực hành tại nhà.

Nhiều khái niệm trong phương pháp nắn chỉnh mô xương (osteopathic) là nguyên tắc cơ bản cho WeFlow, ví như sự công nhận rằng cơ thể sở hữu các cơ chế tự điều chỉnh và tự phục hồi. Dr. A.T. Still., người sáng lập Osteopathy tin rằng “Một trạng thái khỏe mạnh sẽ tồn tại miễn là có dòng chảy bình thường của chất lỏng cơ thể và hoạt động thần kinh” và “Loại bỏ các trở ngại cơ học cho phép lưu lượng chất lỏng cơ thể tối ưu, chức năng thần kinh và phục hồi sức khỏe”. 

Khi chúng ta đi sâu hơn vào sự hiểu biết về hệ thống Fascia và với ý tưởng về cơ thể như một thực thể không thể phân chia, chúng ta đi đến cấp độ sâu nhất của thể tạng: màng não của hệ thần kinh trung ương. Và cùng với nó, tất nhiên, chúng ta cũng cần phải công nhận công trình của Dr. William G.  Sutherland, Cha đẻ của trị liệu Cranial Osteopathy, và sau đó là Dr. John Upledger là người sáng tạo ra liệu pháp Craniosacral.

NHƯNG, một điều cần lưu ý rằng không phải tất cả các phương pháp trên đều là các phương pháp đã có bằng chứng khoa học. Yếu tố quan trọng nhất của WeFLow Therapy nằm ở việc Lắng nghe – Quan sát & Tôn trọng Em bé đang hiện diện ngay trước mặt, Gia đình của em và nhu cầu của Họ. Chính yếu tố này sẽ dẫn dắt WeFlow đi đúng con đường mà mình đã chọn.

-Bài dịch từ: https://www.weflowtherapy.com/rationale

Chúng ta sẽ làm gì?

 Mục tiêu của chúng ta là giúp cho Hệ thống mô liên kết Fascia khoẻ lên! Từ đó, cấu trúc cơ thể ổn định, việc kiểm soát cơ cũng tốt lên và Cơ thể tự phục hồi theo tiềm năng của chính Trẻ.

Một số kết quả can thiệp

Dưới đây là một số hình ảnh kết quả can thiệp theo Chương trình WeFlow Therapy online tại Việt Nam. Chúng ta cũng cần xác định rằng, MỖI ĐỨA TRẺ LÀ MỘT CÁ THỂ DUY NHẤT, nên mức độ tiến bộ ở mỗi em sẽ là khác nhau. 

Recommended Articles

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *