Fascia là gì? và tại sao nó lại quan trọng?

Hãy tưởng tượng, cơ thể chúng ta được xây dựng như mô hình thạch trái cây bên cạnh: các trái cây lơ lửng là các cơ quan, cơ bắp, xương, động mạch, tĩnh mạch, dây thần kinh, cơ quan thụ cảm, v.v. Thạch là mô kết nối mọi thứ lại với nhau: Hệ thống Fascia. Trước đây, rất ít hay thậm chí hầu như không ai biết nhiều về hệ thống Fascia này, nhưng hiện tại, có rất nhiều nhóm nghiên cứu trên Thế giới đã và đang tìm hiểu sâu hơn về Fascia và giúo chúng ta thay đổi cách hiểu về cơ thể con người.

Fascia là gì?

Fascia là một hệ thống các mô liên kết đặc biệt bao quanh và nằm sâu trong mọi bộ phận của cơ thể chúng ta. Mọi cơ bắp, dây thần kinh, xương, mạch máu và cơ quan, mọi bộ phận của cơ thể chúng ta đều được gắn vào hệ thống Fascia. Nó là một cấu trúc kết nói liên tục, có mặt từ đỉnh đầu đến ngón chân của chúng ta.

Vai trò của Fascia trong việc kiểm soát Tư thế và Chuyển động?

  • Fascia kết nối mọi thứ, giống như một Velcro giữ mọi bộ phận ở đúng vị trí. Đồng thời, nó cũng giữ cho cơ thể có tổ chức, phân chia thành các ngăn và cấp độ khác nhau, ví dụ, những gì ở lưng sẽ thuộc về lưng, ở cổ sẽ thuộc về cổ,… 
  • Fascia cho phép sự “trượt” thích hợp giữa các cấu trúc, giống như chất bôi trơn giữa các bánh răng, mang lại cho các cơ khả năng hoạt động độc lập hoặc phối hợp khi cần thiết và cho phép các cơ quan hoạt động đúng phạm vi.
  • Nó cho phép phân bổ tải trọng khắp cơ thể và truyền lực từ các cơ của chúng ta để chúng ta có thể di chuyển.
  • Tư thế của chúng ta dựa vào tính toàn vẹn của hệ thống này và độ căng thích hợp của nó, vì nó mang lại sự ổn định cho các khớp của chúng ta và tạo ra không gian để chúng ta có thể di chuyển.

Các bác sĩ cho biết thêm:

  • Fascia đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta cảm nhận cơ thể của mình (proprioception – cảm thụ bản thể), vì nó chứa hầu hết các thụ thể thông báo cho não bộ của chúng ta vị trí của các bộ phận cơ thể và cách chúng di chuyển với nhau, vì vậy chúng ta có thể cân bằng và phối hợp sự di chuyển.

Biotensegrity

Biotensegrity là mô hình được sử dụng để giải thích tư thế và chuyển động khi chúng ta hiểu hệ thống Fascia.

  • Xương trong cơ thể chúng ta không tiếp xúc trực tiếp  nhau, vì vậy điều gì giữ chúng ở vị trí trong sức căng của hệ thống các mô liên kết xung quanh chúng. Sự cân bằng giữa các yếu tố nén và lực kéo trong cấu trúc là yếu tố xác định “mô hình cân bằng lực dưới sức căng dây (tensegrity).”
  • Giống như món đồ chơi phía trên, các thanh gỗ không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà được giữ cố định bởi các sợi dây thun xung quanh chúng.

 

Hoặc như những chiếc lều này, việc giữ được hình dạng phụ thuộc vào độ căng của các dây và cọc neo.

 Để tìm hiểu thêm về Fascia & Biotensegrity, Bạn có thể đọc thêm tại ĐÂY

Recommended Articles

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *