Giai đoạn 1: mục tiêu là xây dựng hành vi thị giác nhất quán để trẻ em sử dụng tầm nhìn của mình

Trong giai đoạn này, chúng ta cần kiểm soát môi trường và các vật liệu can thiệu. 
Trẻ CVI trong giai đoạn 1, như bài trước mình đã nói tới,  sử dụng luồng “mặt lưng” để xử lý tín hiệu hay còn gọi là hệ thống xử lý định vị hình ảnh “ở đâu” . Rất hiếm trẻ trong giai đoạn này có kỹ năng nhìn trực tiếp vào vật thể (nhìn trực tiếp vào mục tiêu trực quan). Vì vậy, thay vì hối thúc trẻ “nhìn đi, nhìn nhìn” thì trước tiên nên quan sát cách thức nhìn của Trẻ.

2 luồng xử lý thông thị giác theo David Milner & Melvyn A. Goodale (1992). Trong đó màu xanh lá là luồng mặt lưng, màu tím là luồng trung tâm.

Trong Giai đoạn 1, người ta quan sát thấy Trẻ thích những màu sắc mạnh như xanh, vàng, đỏ,… . Trẻ sẽ quan sát trực quan các đồ vật có một màu duy nhất (màu đơn) và các đồ vật chuyển động hoặc có đặc tính chuyển động (sáng lấp lánh hoặc có tính phản chiếu). Các đồ chơi có hoa văn hoặc nhiều màu sắc hoặc đồ vật được  trên nền có hoa văn hoăc sặc sỡ, phức tạp sẽ không gây được sự chú ý và tương tác với Trẻ. 

“Độ trễ” sẽ xuất hiện trong giai đoạn này, tức là Trẻ cần một thời gian để nhận ra sự hiện diện của vật thể / đồ chơi. Một đứa trẻ mắc CVI cần có đủ thời gian để xử lý thông tin trực quan, đặc biệt là với các đồ vật mới hoặc lạ và trong môi trường ít quen thuộc hoặc phức tạp hơn. Điều này Cha Mẹ cần ghi nhớ vì nó đặc biệt quan trọng trong quá trình can thiệp ở giai đoạn 1 của CVI.

Chiến lược can thiệp trong Giai đoạn 1 CVI

Các Trẻ CVI trong Giai đoạn I thường thể hiện sự chú ý không nhất quán đến các mục tiêu trực quan. Để tạo cơ hội cho Trẻ sử dụng thị giác, môi trường và các đối tượng/đồ chơi được trình bày phải đơn giản (về cả âm thanh và hình dạng), quen thuộc với trẻ, có chuyển động hoặc ảo giác về chuyển động (đồ vật có chất liệu phản xạ ánh sáng, lấp lánh,…) và đơn sắc (chỉ có một màu).

Khi thiết kế chương trình can thiệp, điều quan trọng là phải kết hợp các hoạt động vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ — ví dụ, trong giờ ăn, hoạt động giải trí, thói quen tự chăm sóc bản thân, nhiệm vụ học tập, thực hành kỹ năng vận động tinh, thực hành kỹ năng vận động thô, nói và ngôn ngữ, …

Các nguyên vật liệu/đồ chơi cần được cân nhắc kỹ lưỡng và điều chỉnh để được sử dụng một cách có ý nghĩa khi Trẻ bắt đầu tiến bộ qua các giai đoạn tiếp. Ánh sáng có thể sử dụng để kích thích tầm nhìn và thu hút sự chú ý vào các đối tượng được trình bày, nhưng việc sử dụng ánh sáng phải có mục đích và có chủ đích.

Và luôn nhớ để ý tới Tư thế của Trẻ, vì ở một số tư thế có thể làm cản trở tầm nhìn của con.

Theo Sách của Roman-Lantzy, C. (2018) Cortical Visual Impairment: An Approach to Assessment and Intervention. 2nd ed. pp. 186-201. 

-Phương Hà-

Recommended Articles

2 Comments

  1. Cám ơn cô vì bài viết. M muốn hỏi có thể sử dụng bàn ánh sáng trong can thiệp cho bé CVI ko . Hoặc cô có thể cho m lời khuyên về loại as nên dùng trong can thiệp cho bé CVI ko ạ.

    1. Chào Mẹ,
      Sử dụng bàn ánh sáng trong trị liệu cho Trẻ CVI thường mục tiêu để giúp Trẻ dễ tập trung vào mục tiêu/đối tượng muốn Trẻ học/ tương tác. Còn về các loại ánh sách với trẻ CVI thì sẽ cần một bài rất dài, mình sẽ tổng hợp và viết sau nhé!

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *