Trong Giai đoạn 2 của CVI, mục tiêu là tích hợp thị giác với chức năng. Giờ đây, Trẻ đã có những hành vi nhìn nhất quán, con có thể xây dựng khả năng khắc phục trực quan và thực hiện một hành động hoặc phản ứng thích hợp với một vật thể/đối tựơng. Sự tiếp xúc giữa mắt với vật thể này thể hiện sự tăng cường của tầm nhìn luồng tín hiệu trung tâm, hay còn gọi là hệ thống xử lý tín hiệu “cái gì”, cho phép một cá nhân xác định các chi tiết. Sự phát triển của xử lý luồng trung tâm sẽ tiếp tục phát triển trong Giai đoạn II và sang Giai đoạn III. (177) Trẻ bây giờ có đủ hành vi thị giác nhất quán để nhìn vào các đối tượng, tiếp cận đối tượng mong muốn hoặc sử dụng ánh mắt để biểu thị mong muốn hoặc nhu cầu.

LƯU Ý: Đừng nhầm lẫn giữa việc nhìn với việc “nhận thấy”. Mặc dù Trẻ có thể dán chặt mắt vào một đối tượng, nhưng có thể không hiểu được những gì mình nhìn thấy. Công việc của giáo viên, nhà trị liệu và cha mẹ là hỗ trợ việc nhìn bằng ngôn ngữ thích hợp và có phân tích so sánh (tức là thể hiện sự giống và khác nhau giữa các đối tượng khác nhau).

Sự phức tạp vẫn sẽ có tác động đáng kể đến một đứa trẻ trong Giai đoạn II. Trẻ ngày càng có khả năng  nhận biết các vật thể ba chiều, với nhiều hơn một màu và một hoặc hai mẫu đơn giản, mặc dù Trẻ vẫn sẽ thể hiện sự tiếp xúc giữa mắt với vật thể với các vật thể có màu sắc ưa thích của mình hơn. Trẻ CVI trong Giai đoạn II có thể nhận thấy các vật thể ở khoảng cách xa từ 1,2 – 1,2 mét (có thể lên đến 3m vào cuối Giai đoạn II). Mức độ tiếng ồn xung quanh thấp sẽ không còn khiến trẻ ở Giai đoạn II bị phân tâm khi nhìn và độ trễ của trẻ cũng giảm. 

Chiến lược can thiệp CVI - giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, tất cả các hoạt động có mục tiêu thúc đẩy việc sử dụng tầm nhìn để thực hiện hành động hoặc tạo ra tác động nào đó.  Chương trình can thiệp và điều chỉnh dựa trên các đặc điểm CVI phải được kết hợp một cách có hệ thống trong suốt sinh hoạt cả ngày của trẻ để cung cấp khả năng tiếp cận trực quan. Kết hợp các hoạt động can thiệp vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ — ví dụ, trong giờ ăn, hoạt động thời gian giải trí, thói quen chăm sóc bản thân, lúc học tập, thực hành kỹ năng vận động tinh, thực hành kỹ năng vận động thô, lời nói và ngôn ngữ. Tạo ra các hoạt động đòi hỏi Trẻ sử dụng việc nhìn để hoàn thành nhiệm vụ, chẳng hạn như tiếp cận một vật dụng cần thiết trong một hoạt động tự chăm sóc bản thân.

 Các điểm cần chú ý khi lên chương trình can thiệp cho Trẻ CVI giai đoạn 2 :

  • Tiếp tục kiểm soát và giảm độ phức tập của các đồ vật/vật thể, mảng màu và môi trường giác quan.
  • Tính phức tạp của môi trường và nhiệm vụ phải được đánh giá và giải quyết một cách nhất quán, tránh gây việc tích luỹ mệt mỏi thị giác.

Khi  Trẻ CVI chuyển qua Giai đoạn II,  con sẽ có thể nhận biết nhiều mẫu vật thể 3 chiều hơn. Khi một đứa trẻ đạt khoảng 5 điểm trên CVI Range, trẻ sẽ bắt đầu phân biệt hình ảnh hai chiều được trình bày với đèn nền và sự hỗ trợ của viền sáng thu hút chú ý (hình con rùa ở trên)

Mặc dù trẻ trong giai đoạn này nói chung sẽ không nhìn chằm chằm vào đèn, nhưng các thiết bị có đèn nền sẽ thúc đẩy sự chú ý và giảm mệt mỏi. IPad hoặc một máy tính bảng được xem là một công cụ cần thiết cho Trẻ CVI. Ví dụ, iPad cung cấp các “tạo thuận” cần thiết (ánh sáng, độ phân giải cao) để giúp Trẻ trong Giai đoạn II chuyển từ việc nhận thấy một đối tượng 3D sang một bức ảnh 2D của đối tượng đó với độ phức tạp giảm xuống. Đèn nền cho phép Trẻ duy trì sự chú ý trực quan khi tham gia vào các nhiệm vụ hình ảnh phức tạp hơn.

Bạn có thể tiếp tục sử dụng các vật liệu sáng bóng, có tính phản chiếu để thu hút sự chú ý vào các đồ vật. Các dải phản chiếu hoặc sáng bóng có thể được sử dụng để giúp hướng sự chú ý vào bất kỳ đồ vật nào được sử dụng trong các hoạt động chức năng — ví dụ, bọc vật liệu sáng bóng lên ly cốc, bàn chải đánh răng hoặc các nút công tắc trên các đồ vật có công tắc.

Sự chuyển động tiếp tục giúp Trẻ dễ quan sát một đối tượng nằm ngoài thị trường mắt ưa thích của con hoặc ở khoảng cách xa hơn mức độ thoải mái của con.

  • Đặt các đối tượng trên nền trơn, chủ yếu là màu đen, sẽ thúc đẩy phạm vi tiếp cận được hướng dẫn trực quan.
  • Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng những hình ảnh đơn giản cho Trẻ.
  • Các đồ vật mới lạ có thể được giới thiệu dựa trên sự tương đồng của chúng với các đồ vật đã biết, ví dụ, đồ vật có cùng màu với đồ chơi yêu thích. Các đối tượng mới yêu cầu giải thích và hướng dẫn về các đặc điểm hình ảnh nổi bật của chúng. Việc sử dụng ngôn ngữ so sánh cho phép Trẻ CVI hiểu được điểm nào giống và điểm nào khác khi so sánh một vật thể/đối tượng mới với một vật/đối tượng quen thuộc.
  • Mặc dù độ trễ hình ảnh được cải thiện khi Trẻ bước vào Giai đoạn II, nhưng Trẻ vẫn cần thời gian chờ để xử lý tín hiệu và nhiệm vụ trực quan. Độ trễ hình ảnh tăng lên khi Trẻ mệt mỏi, căng thẳng hoặc “pin CVI” của họ bị cạn kiệt. 

Roman-Lantzy, C. (2018) Cortical Visual Impairment: An Approach to Assessment and Intervention. 2nd ed. pp. 177-202

-Phương Hà-

Recommended Articles

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *