Suy giảm thị lực vỏ não hay khiếm khuyết thị giác vùng vỏ não (CVI) đã được biết đến trong lĩnh vực y tế trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của CVI vẫn chưa được đánh giá trong các lĩnh vực về giáo dục. Trong khi đó, CVI có tác động sâu sắc đến khả năng học tập của trẻ, không chỉ ở trẻ khiếm thị mà còn ở đối tượng trẻ đa dạng tật (ví dụ: Trẻ Bại não – CP,…)

Các phương pháp đánh giá truyền thống không đánh giá được chính xác khả năng và hiểu biết của một đứa trẻ bị CVI. Tuy nhiên, thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận có chủ đích, có hệ thống, trẻ mắc CVI ở các mức độ khả năng khác nhau, có thể học cách hiểu thế giới xung quanh và đạt được thành tựu trong học tập, phát triển xã hội và đạt được các kỹ năng sống độc lập.

Hiểu về Đánh giá CVI Range

CVI Range là công cụ giáo dục duy nhất dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hoạt động thị giác của trẻ mắc CVI. Được phát triển bởi Tiến sĩ Christine Roman-Lantzy riêng cho những người bị CVI, CVI Range là một sự phát triển vượt bậc của hệ thống mà cô sử dụng dạy O&M (định hướng&di chuyển) cho những đứa trẻ bị cho là không thể học được. Dựa trên thông tin thu thập được trong cuộc phỏng vấn với cha mẹ hoặc người chăm sóc, quan sát và đánh giá trực tiếp, CVI Range đánh giá mức độ tổng thể các đặc điểm hình ảnh và hành vi liên quan đến CVI  có ảnh hưởng thế nào tới việc sử dụng thị lực của trẻ và ảnh hướng trên cá nhân trẻ như thế nào ” 1 (85-92) 

CVI Range là một công cụ đáng tin cậy và hợp lệ để đo lường mức độ CVI của một cá nhân, được xác định bằng các giá trị số và chia theo ba giai đoạn riêng biệt (Giai đoạn I, Giai đoạn II và Giai đoạn III). Các kết quả cung cấp một khung mô tả tầm nhìn chức năng của một người bị CVI và xác định các biện pháp thích ứng và chương trình can thiệp thích hợp. 2 (89)

Kỳ vọng cải thiện

Thuật ngữ “phạm vi / Range” chỉ ra rằng chức năng thị lực của một đứa trẻ có CVI được đo liên tục và chức năng thị lực có thể được cải thiện bằng các biện pháp can thiệp có hệ thống và phù hợp.3 (83) Hệ thống cho điểm sử dụng thang điểm 0 – 10, với 0 ghi nhận không phát hiện chức năng thị lực  và điểm 10 phản ánh thị lực chức năng của một đứa trẻ điển hình cùng tuổi.(92) (Một đứa trẻ có CVI sẽ không thể đạt điểm 10)

CVI sẽ không “phục hồi” hoàn toàn, nhưng CÓ THỂ CẢI THIỆN, vẫn có các trường hợp cải thiện lên mức điểm 9 dù rất hiếm. 

Thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận có chủ đích, có hệ thống, tầm nhìn chức năng của trẻ sẽ bắt đầu phát triển. Khi điều này xảy ra, đứa trẻ sẽ chuyển từ tầm nhìn “dòng lưng” (Dorsal Stream Vision) , hệ thống định vị “ở đâu”, chủ yếu dựa vào chuyển động, hình thức và ánh sáng, sang tầm nhìn dòng trung tâm hoạt động cao hơn, hệ thống “cái gì”, cung cấp khả năng nhận dạng hình ảnh .5 (14-15) Sự phát triển của các luồng tầm nhìn này có thể được đo lường thông qua việc sử dụng đánh giá CVI Range của Roman-Lantzy, và cho điểm ở một trong ba Giai đoạn – xác định về sự liên tục của sự phát triển thị lực chức năng cho trẻ mắc CVI.

  • Trong Giai đoạn I, mục tiêu là xây dựng hành vi thị giác nhất quán.
  • Trong Giai đoạn II, mục tiêu là tích hợp tầm nhìn với chức năng.
  • Trong Giai đoạn III, mục tiêu là tạo điều kiện cho việc tinh chỉnh các đặc tính.

Tài liệu tham khảo

1 Cortical Visual Impairment: An Approach to Assessment and Intervention (Roman-Lantzy, 2007, 2018) và Cortical Visual Impairment: Advanced Principles (Roman-Lantzy, 2019).

2 Participate in ongoing professional development in CVI best practices from Perkins School for the Blind.

“What’s the Complexity?” Framework, created by Matt Tietjen. 

Perkins-Roman CVI Range Endorsement© 

Lược dịch và tổng hợp,
– Phương Hà –

Recommended Articles

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *