Vào năm 2018, tổ chức CDC có làm một thống kê cho thấy trên 17,4 triệu người khuyết tật (32,9%) đối mặt với tình trạng căng thẳng và các trạng thái rối loạn tâm thần khác trong 14 ngày hoặc hơn trong vòng 30 ngày gần nhất tính từ ngày làm thống kê. Và cứ 1 trong 2 Trẻ mắc chứng Bại não (CP) có kèm rối loạn nào đó về sức khoẻ tinh thần. 2 trên 3 Trẻ có những hành vi gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày và cần được đánh giá từ Nhà chuyên môn.

Ở Việt Nam, vấn đề sức khoẻ tinh thần vẫn chưa được quan tâm đầy đủ cũng như chưa có hệ thống y tế hỗ tr kịp thời, nên các vấn đề liên quan tới sức khoẻ tinh thần ở Trẻ/Người CP thường không được phát hiện và can thiệp sớm.

Nguyên nhân từ đâu?

Chúng ta biết rằng Chứng Bại não (CP) liên quan tới các tổn thương không tiến triển xảy ra trong những năm đầu đời, và khó khăn chính của nó nằmở việc kiểm soát tư thế và vận động. Điều này dẫn tới sự khác biệt trong sinh hoạt, và đây là điều đầu tiên có thể dẫn tới tình trạng căng thẳng tâm lý.

Ngoài ra, các yếu tố khác góp phần làm tăng căng thẳng cũng như dẫn tới các vấn đề tâm/tinh thần ở Trẻ/Người CP có thể bao gồm:

  • sự khác biệt
  • giới hạn trải nghiệm trong tương tác xã hội do giới hạn về thể lý/vận động
  • rao cản trong giáo dục
  • các vấn đề trong mối quan hệ (người thân, bạn bè,…)
  • Cảm thấy cô đơn

Một số yếu tố khá còn liên quan trực tiếp tới Chứng Bại não (CP) như:

  • Đau: việc đối mặt thường xuyên với tình trạng đau có thể làm tăng dần tình trạng căng thẳng theo thời gian
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Vấn đề liên quan tới chuyển hoá và dinh dưỡng.
  • các Rối loạn xử lý giác quan (SPD) đi kèm với chứng CP

Một số ý tưởng

Bài viết này Phương Hà lấy ý tưởng trong đợt đánh giá về Rối loạn xử lý giác quan cho học sinh nhà mình với Chuyên gia về Hoạt động trị liệu Nhi. Mình nhận ra 2 trong số 10 trẻ có nguy cơ đối mặt với vấn đề tâm thần khi lớn lên nếu không được can thiệp nghiêm túc và đúng hướng ngay từ đầu. Mình lục tìm các nguồn tài liệu ở VN vềvấn đề này thì hầu như rấtít. Đó là động lực để mình ngồi và bắt đầu viết. 

Nếu như ở nước ngoài, họ sẽ có các tổ chức với một đội chuyên gia bao gồm cả nhà tư vấn tâm lý riêng cho Trẻ/Người CP thì ở nước ta còn rất nhiều thiếu thốn. Vậy nên, trong phần này, mình xin cung câp một vài ý tưởng từ kinh nghiệm và kiến thức của cá nhân. Hy vọng, Cha Mẹ và những người đang quan tâm có thể tìm thấy gì đó hữu ích.

  • Nếu Trẻ CP có kèm các vấn đề vèe SPD: cần được đánh giá và lên chương trình can thiêp chuẩn xác. Sau đó nghiêm túc thực hiện hàng ngày. Hãy nhớ rằng, khi có SPD, lăng kích phản ứng với thế giới xung quanh của Trẻ bị thay đổi bởi sự mất cân đối các giác quan, nếu ta không can thiệp/can thiệp không đủ, Trẻ sẽ hình thành dần thói quen về hành vi và nếu như hành vi này trong cuộc sống là hành vi không phù hợp thì nó sẽ làm cản trở Trẻ trong việc  duy trì và mở rộng các mối quan hệ vàtương tác với người xung quanh. Trong khi trẻ vẫn có nhu cầu chơi, tương tác, giao lưu  + thời gia kéo dài + SPD không được can thiệp thì các vấn đề tâm thần là rất dễ dàng xuất hiện. Và lúc này, hầu như khó có thể can thiệp được nữa.
  • Trẻ có rối loạn giấc ngủ, đau: Cha Mẹ hãy tìm Bác sĩ có thể trao đổi được để nói lên vấn đề của Bé và có thể cần can thiệp bằng thuốc để không kéo dài tình trạng đau đớn / mất ngủ.
  • Trẻ có các vấn đề dinh dưỡng: nếu liên quan tới nuốt, cần đánh giá của Chuyên viên về âm ngữ trị liệu, nếu cần thì có thể đổi phương pháp cung cấp dinh dưỡng (ăn bằng ống,…), xây dưng thực đơn phù hợp cũng như xác định độ ăn thô phù hợp với khả năng của Trẻ. Đặc biệt, cung cấp đủ protein và nước cho trẻ CP thể co cứng.
  • Với các Trẻ đã có vấn đề tâm thần: cần được khám và có thể can thiệp bằng thuốc.

 

Bài viết này vẫn còn nhiều thiếu sót, do đó, Phương Hà mong nhận được sự bổ sung thông tin từ Quí độc giả . 

Cảm ơn mọi người đã luôn theo dõi web cá nhân này,

Hẹn gặp mọi người trong bài viết tiếp theo.

Phương Hà.

Recommended Articles

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *