Bài viết được viết dựa vào cuốn sách “Công nghệ Tế Bào Gốc” của Thầy Phan Kim Ngọc ( Chuyên gia đầu tiên nghiên cứu sâu về TBG – ngành CNSH Động Vật, là một trong những người tiên phong xây dựng công nghệ tế bào gốc ở Việt Nam và là người sáng lập Viện Tế bào gốc (năm 2007), trực thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM)

Định nghĩa về Tế bào gốc (TBG)

Cơ thể chúng ta có đến hơn 200 loại tế bào khác nhau thực hiện các chức năng cụ thể, ví dụ như tế bào da, tế bào cơ, tế bào máu, tế bào thần kinh… Tất cả những loại tế bào này đều hình thành từ một vốn tế bào gốc ở giai đoạn phát triển sớm nhất của phôi.

Tế bào gốc là những tế bào có tiềm năng phát triển, tự làm mới và biệt hóa thành nhiều loại tế bào bình thường khác của cơ thể. Chúng có thể bù đắp, thay thế các tế bào bị chết hoặc bị bệnh. Nói một cách dễ hiểu, tế bào gốc là nền móng của tất cả các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể.

“Tế bào gốc là những tế bào không (hoặc chưa) chuyên hóa trong mô sống, chúng có khả năng trở thành các tế bào chuyên hóa với các chức phận sinh lí. Trong điều kiện in vivo hay in vitro, mỗi tế bào gốc có thể tự làm mới với các tính năng riêng biệt mới. Chẳng hạn, các tế bào gốc tủy xương hoàn toàn chưa được chuyên hóa, chúng có thể biệt hóa thành các tế bào máu chuyên hóa (chẳng hạn tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu…), và những kiểu tế bào mới này có chức năng chuyên biệt, như khả năng sản xuất kháng thể, vận chuyển các chất khí mà trước đó tế bào gốc không hề có.”

Tế bào gốc có mấy loại???

Vào thời điềm 1/2008 , sau khi nghiên cứu của Shinya Yamanaka (ĐH Kyoto Nhật) và James Thompsom ( ĐH Wisconsin Mỹ) được công bố chính thức thì giới khoa học tạm thời chia TBG thành 5 nhóm chính :

  • TBG Phôi (thu nhận từ phôi giai đoạn làm tổ)
  • TBG Nhũ Nhi (thu nhận từ phôi thai, máu cuống rốn, màng lót dây rốn,…)
  • TBG trưởng thành (thu nhận từ cơ thể trưởng thành)
  • TBG vạn năng ( Induced Pluripotent Stem Cell – IPS) (TBG nhận tạo)
  • TBG ung thư (CSC) chúng chỉ có trong các khối u

Vì sao tế bào gốc được dùng để chữa bệnh?

Vì hai đặc tính vô cùng quý của TBG : Tự Làm Mới ( Self-Renewall) & Tính tiềm năng không giới hạn (Unlimited Potenccy)

Tế bào gốc được lưu giữ tại các vị trí đặc biệt gọi là “ổ” tế bào gốc trong các cơ quan của cơ thể. Từ đây, các tế bào gốc cứ đều đặn (hoặc tăng tốc khi mô bị tổn thương) tăng sinh và biệt hóa, cung cấp nguồn tế bào mới để tạo mô và giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng.

Vì vậy, dùng tế bào gốc trong điều trị chính là đưa vào cơ thể các tế bào tiềm năng để tạo ra các loại tế bào mới, mô mới bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào và mô của cơ quan đã bị tổn thương hoặc đã mất chức năng. Nghiên cứu về lĩnh vực tế bào gốc hứa hẹn mang lại ứng dụng rộng lớn trong điều trị các bệnh về thần kinh (bệnh Parkinson, Huntington, ALS…), tim mạch, tiểu đường, tổn thương da, chấn thương cột sống, ung thư, bệnh tự miễn…

Để tìm hiểu thêm về Tế bào gốc, mình thường khuyến khích Ba Mẹ tìm đọc cuốn sách gần như được gọi là đầu tiên về Tế bào gốc ở VN là 

Ngoài ra, hiện mình search google thì sách tiếng Việt về Tế bào gốc còn có thêm 5 đầu sách phổ biến sau, Ba Mẹ cũng có thể đọc thêm để có thêm nhiều góc nhìn:

  • Tế Bào Gốc – Bí Mật Của Suối Nguồi Tươi Trẻ
  • Tế Bào Gốc: Khám Phá Cùng Nhà Khoa Học.
  • Sinh Học Phân Tử Của Tế Bào – Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Tế Bào (Tập 5)
  • GEN: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại.
  • Sự Kỳ Diệu Của Sinh Sản.

Bài viết này được đăng lại từ bài viết được đăng trên blog cá nhân năm 2015, nên có một số thông tin có thể không còn đúng! Ba Mẹ lưu ý chỉ đọc với tính chất tham khảo.
-Phương Hà-

Recommended Articles

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *