Nếu trong tháng 10, chúng ta có ngày 6 tháng 10 được chọn là Ngày Thế giới nâng cao nhận thức về Chứng Bại não, thì tháng 10 cũng được chọn là tháng của AAC ( Augmentative and Alternative Communication – Giao tiếp thay thế & Tăng cường)

Chúng ta đã biết rằng chứng Bại não ảnh hưởng chủ yếu tới kiểm soát tư thế và vận động. Tuy nhiên, Bại não ảnh hưởng trên mỗi người là khác nhau, và có những việc tưởng dễ mà lại rất khó khăn ở Người mắc chứng Bại não (CP). Điều mà Phương Hà muốn đề cập ở đây chính là giao tiếp, là nói chuyện và trao đổi thông tin với người đối diện. Đó là lý do mà AAC trở nên vô cùng quan trọng.

Giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Trẻ thể hiện nhu cầu của bản thân (bao gồm các nhu cầu cơ bản như đói, muốn ăn uống hay đi vệ sinh,… các nhu cầu cảm xúc như buồn, vui, khó chịu,… và lên cao hơn là nhu cầu học hỏi, tranh luận, thể hiện quan điểm của bản thân,…). Việc hạn chế trong giao tiếp lâu dài có thể kéo tới các vấn đề liên quan tới hành vi và tâm sinh lý của Trẻ sau này.

Vậy, AAC là gì?

ACC là một số loại chiến lược giao tiếp khác nhau được thiết kế để giúp những người gặp khó khăn trong giao tiếp bằng miệng thể hiện bản thân. Tuy nhiên, hầu như tất cả chúng ta đều đã sử dụng một số hình thức của ACC như là vẫy tay, viết hoặc chỉ trỏ hay thực hiện một số cử chỉ bằng tay. Sử dụng ACC có thể được thực hiện có hoặc không có công cụ.

Những phương pháp không liên quan đến công cụ bao gồm:

  • Ngôn ngữ cơ thể
  • Cử chỉ tay
  • Ngôn ngữ cử chỉ

Các công cụ ACC bao gồm:

  • Bảng trắng
  • Bảng đen
  • Các thiết bị điện tử như máy tính xách tay, máy tính để bàn và máy tính bảng
  • Thiết bị tạo giọng nói
  • Thiết bị theo dõi chuyển động mắt

Liệu tôi mua công cụ thiết bị về, thì con tôi có thể sử dụng ngay không?

Câu trả lời là không nên.

Trẻ cần được tập huấn từng bước để hiểu và sử dụng công cụ. Chưa kể đến, nhiều Trẻ CP có kèm khiếm khuyết về học tập hoặc chậm phát triển nhận thức, Trẻ cần được dạy các kỹ năng tiền -ngôn ngữ như chú ý,… trước khi sử dụng được công cụ hỗ trợ giao tiếp AAC.

Phương Hà cũng tìm được một video rất hay về việc sử dụng các hình thức từ cơ bản nhất tới hiện đại nhất của AAC hỗ trợ giao tiếp cho một bạn CP hiệu quả như thế nào? (các công cụ cơ bản như sổ giao tiếp, máy tính bảng, thiết bị tạo lời nói, thiết bị theo dõi chuyển động mắt, nút ấn điều khiển,…) Mời các bạn cùng xem video dưới đây:

Để hiểu về AAC và áp dụng nó cho con của mình, thực sự không đủ chỉ với một bài viết. Vậy nên, Phương Hà xin giới thiệu với mọi người khoá học về AAC của Bác sĩ. Chuyên viên Âm ngữ trị liệu. Nguyễn Hoàng Anh (hay Bác sĩ Cú)

  • Một số khoá học miễn phí về AAC và Giao tiếp trong sinh hoạt, Ba Mẹ có thể tìm tại đây : https://bacsyhoangoanh.com
  • ĐẶC BIỆT, nhân dịp tháng 10, Bác sĩ Cú muốn tặng 20 suất học”AAC – Giao tiếp đa phương tiện ( thiết kế và áp dụng)” trị giá 4 triệu đồng CHO RIÊNG CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TRẺ CP. Ba Mẹ muốn đăng ký học, vui lòng comment ở ngay dưới bài này, mình sẽ nhắn lại cách thức đăng ký (nếu không ngại, Bạn có thể để lại email hoặc link fb). Sau khi học, nếu các Ba Mẹ muốn ủng hộ app Simba của Bác Cú thì tuỳ tâm.
  • Ngoài ra, Bạn cũng có thể tìm đọc tài liệu về AAC và giao tiếp khác ở trong mục Thư viện

Mình vẫn quan niệm rằng “kiến thức chuẩn là tài sản vô giá và vững chắc nhất trên con đường đồng hành cùng con”.

Tại đây, Phương Hà xin chúc Mọi người có thật giàu có về kiến thức để mỗi bước đi trên con đường này đều vững chãi và tự tin 🙂

Thân mến,

Phương Hà.

*Vui lòng ghi rõ nguồn nếu có trích dẫn sử dụng.

Recommended Articles

24 Comments

  1. E muốn đăng kí học bác Cú ơi. E là mẹ siêu nhân,con có nhiều hành vi ạ. Mong bác giúp đỡ ạ

  2. Tuyệt vời. Luôn biết ơn và cảm kích tâm và tầm mẹ Pika, yêu thương bác Cú. Mẹ con em đăng kí ạ

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *